Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho lao động nghỉ thai sản

4 years ago administrator 0

Quyết toán thuế là việc kiểm tra các số liệu có trong các khoản thuế của một tổ chức hoặc cá nhân. Có 2 loại đối tượng cần quyết toán thuế đó là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là một vấn đề mà người lao động cũng như tổ chức chi trả thu nhập rất quan tâm bên cạnh những vấn đề khác như hạch toán chi phí hợp lý, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, kê khai thuế theo tháng hay theo quý,… Vậy đối với lao động nghỉ thai sản thì việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân được thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau.

1. Có được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi lao động nghỉ thai sản?

Người lao động được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khi mang thai nếu cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động trên 03 tháng trở lên tại một tổ chức, doanh nghiệp trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm (Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC).

Lao động nghỉ thai sản ủy quyền quyết toán cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập cần thiết làm giấy ủy quyền quyết toán (theo mẫu 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC).

2. Giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho lao động nghỉ thai sản

Cá nhân được giảm trừ gia cảnh cho bản thân và đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Đối với lao động nghỉ thai sản thì việc giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân được thực hiện đối với giảm trừ gia cảnh cho bản thân và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

2.1. Giảm trừ gia cảnh cho bản thân

Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì người lao động được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế.

Đối với trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản trợ cấp thì cũng không chịu thuế thu nhập cá nhân.

2.2. Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC; con dưới 18 tuổi là người phụ thuộc của người nộp thuế. Tuy nhiên, để được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

Người lao động nghỉ thai sản được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng (tháng sinh con), nếu lao động nghỉ thai sản đã có mã số thuế và đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc.

Lao động nghỉ thai sản không đăng ký người phụ thuộc cho con mới sinh trước khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân của năm sinh con, thì không được giảm trừ gia cảnh cho con mới sinh vào thu nhập chịu thuế của năm sinh con.

3. Thời gian hưởng chế độ thai sản

Thời gian hưởng chế độ thai sản gồm có: Nghỉ đi khám thai; Nghỉ do sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai; Nghỉ khi sinh con; Nghỉ khi nhận con nuôi; Nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai; Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi.

5 Trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã 

Hóa đơn điện tử hợp pháp cần đáp ứng những điều kiện gì?

Hồ sơ lao động nghỉ thai sản cần chuẩn bị đó là: Mẫu C70a – HD Danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản (Quyết định số 636/QĐ – BHXH ngày 22/4/2016); Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh bản sao công chứng; Giấy xác nhận phẫu thuật hoặc giấy ra viện đối với trường hợp phải phẫu thuật.

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản: Trong khoảng 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp và trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm. Như vậy, trong vòng 55 ngày kể từ ngày NLĐ đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan BHXH, quá hạn sẽ không được giải quyết.