Những lỗi hay gặp phải khi thổi sáo bạn biết chưa?
6 years ago administrator 0
Để học thổi sáo được thì cần một thời gian tập luyện. Sau đây là những gợi ý có thể giúp các bạn có cái nhìn mới về việc học và tự tập thổi sáo một cách dễ dàng nhất.
Trước khi học thổi sáo trúc, các bạn nên bắt đầu bằng việc đeo head phone hoặc mở loa thưởng thức, nghe thật kĩ các bản độc tấu sáo trúc hoặc các bản thu sáo mà bạn cảm thấy thích thú…
Để thổi sáo trúc hay được thì không có gì giá trị hơn đó là việc bạn phải tập luyện thật chăm chỉ. Tuy nhiên tập luyện chăm chỉ cũng chưa đủ. Nếu như ta luôn cố chấp với những hiểu biết nhất thời của mình trong cách bỏ ngón, cách sử dụng hơi, lưỡi ….
Các hạn chế sự phát triển trong việc tập luyện thổi sáo trúc phần lớn tới từ những thói quen sai. Chứ không phải bị ảnh hưởng từ các hạn chế vì không tập được các các kĩ thuật khó. Các bạn cần lưu ý đặc biệt điều này, để tập đúng và thổi được những giai điệu hay và truyền cảm cho người nghe nhất.
Có 2 vấn đề quan trọng hàng đầu cần chú ý:
Thứ nhất đó là nghe thật kĩ một bài nhạc để làm gì?
Có 4 điều sau cần chú ý:
– Nghe để bạn có thể cảm thấy được sự biến chuyển tinh tế trong từng nhịp điệu. Với những người tự tập nhạc không theo trường lớp đa phần hay bị mắc lỗi nhịp lệch nhịp là nhiều nhất sau đó mới đến các yếu tố khác.
– Sự biến chuyển tinh tế của âm thấp âm cao (được gọi là CAO ĐỘ trong âm nhạc tức là các nốt đô, rê, mi, pha…). Bạn đừng nên quá mải mê nhớ mặt chữ đô, rê, mi, pha…mà quên đi những điều quan trọng hơn cả đó là: nghe và cảm nhận được sử thay đổi, hay sự phối hợp nhịp nhàng giữa CAO ĐỘ với TRƯỜNG ĐỘ. Nếu những người chơi sáo mà chỉ nhớ rằng Đô mở ngón thế nào, Rê mở ngón thế nào… thì nó được gọi là học vẹt. Tất nhiên như vậy tiếng sáo các bạn thổi nó chỉ phát được ra âm một cách thật vô cảm, hay nói chính xác hơn là không có cảm xúc.
– Tiếp theo đó là sự biến chuyển trong độ mạnh nhẹ của âm thanh, trong sáo tiêu đó chính là kỹ thuật nhấn hơi ở những trọng âm trong bài (trong âm nhạc gọi nó là CƯỜNG ĐỘ). Mấu chốt vấn đề này đó là độ mạnh nhẹ của âm tạo chiều sâu cho nốt nhạc trong bài.
Âm được nhấn mạnh đúng trọng âm tạo cảm giác gần. Những âm thổi nhẹ buông lơi như mơ màng tạo cảm giác xa xăm ấy là chiều xâu không gian, cũng là chiều sâu mà người chơi thể hiện được trong bài. Giải quyết được vấn đề này kết hợp với 3 yếu tố nêu trong mục này thì ta đã đạt được cảm xúc.
– Vấn đề về ÂM SẮC – sắc thái biều cảm, trong âm nhạc thường phân biệt rõ ở những nhạc cụ khác nhau hơn là trọng một nhạc cụ.
Cái này các bạn hiểu nôm na như sau: cây sáo này có âm ấm áp, cây sáo kia có âm the thé, hay cây sáo này nghe âm mờ quá…Nhưng mấu chốt vẫn là ở người chơi cây sáo đó, công lực cao để có cái đánh giá khách quan nhất về âm sắc của sáo.
Nguồn: https://saotrucvietnam.com/
Chúc bạn thành công!
>>Xem thêm:
Dịch vụ thông tắc bồn cầu tại quận Ba Đình có chất lượng không?