Nét văn hóa ẩm thực Mộc Châu

5 years ago administrator 0

Mùa du lịch lại đến, du khách lại đổ về Mộc Châu đông hơn bởi không gian đầy sắc màu tươi đẹp của hoa lá, cây cỏ, những bộ đồ của các cô gái nơi đây. Đã đến Mộc Châu thì chắc hẳn ai cũng muốn thưởng thức các món ăn dân tộc độc đáo. Cùng clickladi.vn tìm hiểu những đặc sản tạo nên ẩm thực Mộc Châu nhé!

1. Sữa Mộc Châu.

Những trang trại bò sữa Mộc Châu từ lâu đã nổi tiếng với giống bò trắng lang đen của Hà Lan và các sản phẩm sữa ở đây. Từ sữa tươi nguyên chất vừa vắt ra cho đến các sản phẩm sữa khác như sữa chua, sữa đặc, sữa bánh…đều mang một hương vị đặc trưng riêng mà không giống bất kỳ một sản phẩm sữa ở các nơi khác.  Đến với Mộc Châu không thể không uống sữa và các sản phẩm từ sữa tươi nguyên chất ở đây. Không nói ai cũng biết sữa có lợi cho sức khỏe như thế nào vậy thì còn gì bằng khi được thưởng thức sữa tươi 100% nguyên chất này.

2. Chè Mộc Châu.

Hiện nay, huyện Mộc Châu có khoảng 3.000 ha chè các loại khác nhau. Những đồi chè mơn man, bát ngát đã biến Mộc Châu trở thành một viên ngọc xanh thơ mộng. Và cây chè cũng ngày càng gắn bó với cuộc sống của các dân tộc nơi đây. Đến nay, loại cây này là một trong những biểu tượng của cao nguyên Mộc Châu. 

Bên cạnh đó, khách du lịch còn được thưởng thức hương vị các loại trà nổi tiếng nhất của cao nguyên Mộc Châu. Đó là San Tuyết – loại trà được chế biến từ cây chè vài trăm tuổi ở đây. Ngoài ra còn có trà Long, trà Kim Tuyên… mỗi loại đều  vị khác nhau nhưng không thể lẫn với các loại chè khác trong cả nước

3. Thịt bê chao.

Như các bạn đã biết Mộc Châu chăn nuôi rất nhiều bò sữa vì vậy những chú bò non (bê) ở đây khi mới sinh ra sẽ được xác định giới tính. Nếu là bê cái sẽ giữ lại nuôi để lấy sữa. Còn bê đực không cho sinh sản sẽ bị loại. Bê con bị loại được dùng làm nguyên liệu cho một món ăn thơm ngon, độc đáo của vùng đất cao nguyên: bê chao.

Đã từ lâu, bê chao là một món ăn không thể bỏ qua khi bạn đến với vùng đất cao nguyên này. Bê chao Mộc Châu nổi tiếng đến mức mọi người thưởng rỉ tai nhau rằng: “Đến Mộc Châu mà chưa ăn bê chao thì không gọi là đến Mộc Châu”. Nếu sữa tươi Mộc Châu nổi tiếng xa gần vì vị thơm ngậy tự nhiên hiếm có thì thịt bê nơi đây cũng thơm ngon, bổ dưỡng khác thường.

Bê con được nuôi dưỡng trong môi trường lý tưởng nên có hương vị vô cùng độc đáo. Tuy nhiên thịt bê chao ngon nhất phải làm từ thịt của những chú bê con chỉ vừa sinh ra được 7 ngày tuổi, chỉ bú sữa bò mẹ mà chưa ăn bất cứ loại cỏ nào trên thảo nguyên. Có như vậy, món bê chao mới thơm ngon tuyệt hảo với từng miếng thịt bê giòn bì, chắc thịt, nhưng không hề khô cứng mà trái lại, rất mềm và ngọt.

 

Xem thêm : Nét đặc sắc trong ẩm thực Cô Tô

4.  Cá Hồi Mộc châu.

Là giống cá vốn chỉ sống ở vùng lạnh như châu Mỹ, châu Âu mới được nhập về nuôi thành công duy nhất nhất ở Mộc châu. Với vị ngon đậm đà, thịt có màu hồng đẹp, giá trị dinh dưỡng cao, cá hồi đang là món ăn sang trọng của du khách khi đến với Mộc châu. Món cá hồi ngon đôi khi không chỉ bởi hương vị của nó, người ta tìm đến thưởng thức nhiều bởi chính sự hiếu kỳ muốn một lần nếm thử. Với khí hậu quanh năm mát mẻ và một mùa đông lạnh, cá hồi Mộc châu có thịt chắc, thớ săn, không có mỡ rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau. Nổi bật nhất là các món như lẩu cá hồi, gỏi cá hồi, cá hồi nướng…

Trong cái lạnh của Mộc châu, bên chén rượu ngô mà được thưởng thức nồi lẩu cá hồi bốc hơi nghi ngút và những loại rau rừng còn đọng sương mai chắc hẳn thực khác sẽ có được ấn tượng khó quên.

5. Cá suối Mộc châu

Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá.

Cá suối Mộc châu thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao. Điều đặc biệt là cá suối không hề có vị tanh. Cá bắt được, nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn.

6. Cải mèo Mộc châu

Rau cải Mèo của Mộc Châu được người dân địa phương nấu bằng nhiều cách: xào, nấu,  luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Thông thường, chế biến một cách đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập gừng đổ nước vào đun sôi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách uống rượu. Kỳ công hơn, rau có thể nấu cùng với thịt gà băm rối, không quên bỏ gia vị gừng, nêm vừa mắm, muối, người thưởng thức sẽ cảm nhận được một hương vị thật độc đáo. Chất ngọt của thịt gà quyện với cái ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không bị ngán.

Rau cải Mèo còn hấp dẫn nếu được xào với thịt bò, đặc biệt là thịt hun khói. Những sợi rau giòn, dai hơi nhặng đắng kết hợp với món thịt hun có vị đậm đà rất riêng tạo nên nét đặc sắc cho ẩm thực vùng cao. Nhiều người còn dùng cải Mèo trong danh sách các loại rau để ăn lẩu. Để dễ ăn, dùng những cây nhỏ, mới nhú được vài lá non, nhúng qua nồi lẩu nóng nghi ngút, người thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt mát, tươi mởn của rau. Nên nhớ, dù nấu món gì thì người nội trợ vặn rau thành từng đoạn chứ không thái, như thế mới giữ được vị đậm đà của rau.

 

7.  Cơm Lam

Lam không phải là danh từ mà là một động từ, chỉ việc nướng chín thức ăn trong ống nứa tươi. Vì vậy không chỉ có cơm lam mà còn có thịt chim lam, cá lam, bầu bí lam…

Ống nứa hoặc ống một loại cây họ nhà tre nứa được chọn để “lam” phải là ống có lóng dài, còn tươi ở phần ngoài và nước ngọt của cây ngấm vào thức ăn.

xem thêm : 

Những món ăn phải thử khi đến Nghệ An

Top 4 món ngon Cần Thơ không thể cưỡng lại