Đũa tre và giá trị văn hoá vùng Đông Nam Á
6 years ago administrator 0
Đũa tre là sản phẩm đã xuất hiện từ lâu đời ở Việt Nam nói riêng và ở vùng Đông Nam Á nói chung. Xét về khía cạnh Vật Lý, đũa như công cụ chấp nối thêm cho tay người, có thể sử dụng lịch hoạt gắp, xé, vét một cách linh hoạt. Đó thực sự là bằng chứng cho trí tuệ và sự thông minh, nhanh nhạy của cha ông ta đời xưa.
Nét đẹp của những đôi đũa tre
Ở Việt Nam, đũa tre xuất hiện có lẽ từ hàng trăm, hàng ngàn năm về trước. Nó mang trong mình vẻ đẹp bởi được làm từ tre – loài cây gắn bó với bao thế hệ cha ông ta. Đó là một loại chất liệu mộc mạc, giản dị và được sử dụng rất nhiều cho đến tận ngày nay. Chính vì vai trò và ý nghĩa của chất liệu, đũa tre luôn được nâng niu và ưu ái sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
Đũa tre khi sử dụng phải dùng theo đôi, bởi thế nó luôn tượng trưng cho sự gắn bó, thuỷ chung và chân thành. Trong quá khứ, chúng được ví như tình cảm vợ chồng son sắc, hợp với nhau cả về sắc về tài. Đôi đũa lệch nhau lại làm liên tưởng đến cặp vợ chồng không tương xứng như trong ca dao:” Ví dầu chồng thấp vợ cao/ Như đôi đũa lệch so sao cho vừa”.
Đũa tre và các nước vùng Đông Nam Á
Theo lịch sử, đũa tre được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc. Ban đầu nó được sử dụng chỉ để gặp những đồ ăn cứng như thịt, cá, rau. Mãi về sau, con người mới quen dẫn với việc sử dụng đũa, việc sử dụng ngày càng nhanh nhẹn và khéo léo. Đó cũng là lúc đũa dần thay thế cho việc ăn bằng tay, bằng thìa.
Cho đến thế kỉ thứ VI, đũa mới du nhập vào Nhật Bản. Người Nhật ưu tiên sử dụng đũa để gặp những món ăn nhỏ như các loại hạt, đậu, rau nhỏ,… Bởi tính tinh tế của con người nơi đây, các chi tiết luôn được quan tâm tỉ mỉ, đũa của người Nhật được vót nhọn hai đầu để phù hợp khi sử dụng.
Ở Việt Nam, thời xưa đôi đũa thường được vót thủ công bằng tre, bởi thế lúc nào trong mỗi gia đình cũng không thiếu đi những bó đũa. Từ nghèo khó đến giàu sang, gia đình nào cũng cần sử dụng đến đũa trong bữa ăn.
Dần dần đến nay, khi chất lượng cuộc sống trở nên tốt hơn, bên cạnh đũa tre còn xuất hiện đũa gỗ (làm từ gỗ tự nhiên), đũa trúc ( nguyên liệu dùng để chế tác sáo trúc, sáo dizi, đũa kim loại,… Tuy nhiên chúng vẫn luôn giữ được hình dáng và kích thước như trong quá khứ và vẫn giữ vai trò quan trọng trong bữa ăn của người Việt Nam.
Việc phương Tây luôn sử dụng dao, dĩa và thìa cho bữa ăn, người Ấn thường ưa chuộng việc dùng tay bốc đồ ăn trực tiếp lại càng làm nổi bật lên nét đẹp đặc biệt, độc đáo của những đôi đũa tre. Không chỉ xuất hiện trên tem nhãn, trong thơ ca, đũa tre còn là cả một nét đẹp văn hoá truyền thống của người phương Đông từ xưa còn lại.
Cảm ơn bạn đã đọc và chia sẻ bài viết!
Chúc bạn vui vẻ!
>> Xem thêm:
Ẩm thực ba miền – Nét đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam
5 đặc sản ngon nổi tiếng vào mùa thu Hà Nội