Cuộc sống muôn màu của người H’mông
6 years ago administrator 0
Trên các miền núi phía Bắc, chúng ta lại thấy thấp thoáng những người H’mông, thành viên quan trọng trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Sống ở độ cao 800 đến 1500m và rải rác các nơi khác nhau, liệu cuộc sống của họ sẽ như thế nào?
Vậy hãy cùng bansacvn.net tìm hiểu cuộc sống muôn màu của người H’mông ở Việt Nam nhé.
Nguồn gốc
Người H’mông được biết đến là nhóm người dân tộc di cư từ nơi này sang nơi khác, hiện nay sinh sống ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanmar cũng như Hoa Kỳ, Pháp và Úc.
Nếu tính tổng cộng thì người H’mông có thể lên tới 8 triệu người và tại Việt Nam, dân tộc H’mông đã chiếm khoảng 1 triệu người dân nơi đây.
Phân biệt các nhóm dựa trên trang phục và ngôn ngữ
Dân tộc người H’mông được chia thành nhiều nhóm khác nhau bởi trang phục cũng như ngôn ngữ. Có các nhóm người H’mông được chia theo màu trang phục như sau: H’mông Đơ (H’mông Trắng), H’mông Đu (H’mông Đen), H’mông Dua (H’mông Xanh), H’mông Si (H’mông Đỏ), H’mông Xúa (H’mông Mán), H’mông Lềnh (H’mông Hoa). Không những vậy, còn những nhóm người H’mông khác được phân theo ngôn ngữ mà họ nói.
Nơi sinh sống tại Việt Nam
Dân tộc H’mông di cư đến Việt Nam từ khoảng 300 năm trước và sinh sống ở các miền núi phía Bắc, dọc theo biên giới Việt-Trung, Việt-Lào, họ còn tập trung chủ yếu ở các vùng như Sơn La, Lào Cai, Hà Giang,… Không những vậy, người dân H’mông còn sinh sống ở Tây Nguyên và rải rác ở Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông,…
Ngôn ngữ người H’mông
Chữ người H’mông được chuyển viết theo tiếng La-tinh từ năm 1961 đến nay, bộ chữ gồm 59 phụ âm, 28 vần cộng thêm 8 thanh. Từng có thời gian chữ H’mông được phát triển mạnh mẽ ở các miền núi phía Bắc nhưng nay vì có thể không dễ học nên không còn phát triển được như trước.
Trang phục đặc sắc của dân tộc thiểu số
Đối với người phụ nữ H’mông, họ sẽ mặc chiếc áo xẻ ngực không cài nút có cổ lật ra phía sau gáy cùng với váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy thì xoè rộng kết hợp thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Còn thêm tấm vải che đằng trước váy, còn phần mông dùng vuông vải che. Không những vậy có thêm khăn quấn đầu, xà cạp và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy.
Phụ nữ H’mông thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số nhóm người H’mông khác thì đội khăn quấn thành khối cao trên đầu. Họ còn đeo thêm trang sức như khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân và nhẫn.
Về phần đàn ông, họ mặc áo cánh ngắn quang hay dài xuống dưới thắt lưng, ống tay rộng, thân hơi hẹp. Quần đàn ông mặc ống rất rộng, là loại chân què. Các ông cũng giống như phụ nữ H’mông đội khăn lên đầu, còn không có nhóm người H’mông khác đội mũ xung quanh đính hình tròn bạc chạm khắc hoa văn bắt mắt, nếu thích thì mang thêm vòng bạc cổ.
Tên gọi nói lên văn hoá
Theo tiếng Hán Việt, người H’mông khi xưa còn được gọi là Miêu (Mèo), mà Miêu ám chỉ những người dân trồng trọt với ruộng vườn. Đúng như cách gọi người H’mông, họ chỉ trồng trọt chứ ít khi chăn nuôi. Nhờ lợi thế từng làm ruộng ở đồng bằng mà họ nay khi di cư lên vùng núi cao còn phạt núi tạo ra những bậc thang trồng lúa giữ nước bên trong.
Không những vậy, họ còn là dân tộc rất đặc biệt có thể thích nghi với từng hoàn cảnh sống, có thể tạo ra cách canh tác phù hợp với nơi họ sống. Văn hóa tạo nên con người, nét văn độc đáo được người H’mông yêu thích để giải tỏa những áp lực cuộc sống là chơi cò, thổi sáo mèo, đi chợ hoa,…
Chế độ phụ hệ
Trong gia đình người H’mông thì người đàn ông luôn là người quyết định mọi thứ, họ có quyền thừa hưởng tài sản cho ông cha để lại. Bù lại cho người phụ nữ, họ gần như không có quyền hành trong gia đình, không được thừa hưởng tài sản ngoại trừ khi về nhà chồng thì thứ được đem theo chỉ có váy áo và đồ trang sức.
Ngoài ra nói về hôn nhân, người H’mông hay chỉ cưới người trong nội tộc, cũng có vài trường hợp lấy người ngoài tộc nhưng rất hiếm. Trong mỗi họ đều có một người hay gọi là trưởng họ sẽ quyết định mọi việc kể cả việc thờ cúng cũng như được đặt ra các luật lệ theo ý mình.
Qua đó thấy được người H’mông có nét văn hoá riêng biệt so với thời đại hiện nay như thế nào.
Trải qua mấy trăm năm nhưng người H’mông vẫn không đánh mất đi bản sắc dân tộc của mình, đó là điều đáng trân trọng. Để được như người H’mông trong xã hội hiện đại bây giờ, chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ, gìn giữ những bản sắc văn hoá để không bị mai một và truyền đến thế hệ mai sau.
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN CHO BẠN GÁI TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT THỔI SÁO DIZI ĐƠN GIẢN