Cách chế biến mắc khén mà nhiều người chưa biết
6 years ago administrator 0
Mắc khén là một loại cây trồng có thân gỗ to. Loại cây này mọc chủ yếu ở vùng núi cao khoảng 500 – 1000m so với mặt nước biển, cây được phân bố chủ yếu ở các khu rừng vùng Tây Bắc, và mọc nhiều nhất ở Sơn La, Điện Biên. Mắc khén là một loại gia vị độc đáo giúp làm tăng thêm độ hấp dẫn của món ăn. Để hiểu rõ cách chế biến mắc khén, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
1. Nguồn gốc cây mắc khén
Mắc khén là một loại gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc, cây thường mọc ở nhũng khu rừng có độ cao khoảng 500 – 1000m so với mực nước biển. Và mọc nhiều nhất ở Sơn La, Điện Biên.
Cây mắc khén là một loại cây thân gỗ, có chiều cao khoảng 8 – 10m. Thân cây có rất nhiều gai nhọn, cây ra hoa theo từng chùm giống như hoa xoan. Hàng năm vào tháng 11 dương lịch cây ra hoa và đậu quả, khi quả còn có màu xanh, quả chuyển sang màu hồng khi chín.
Để hái được loại quả này, người dân nơi đây họ thường sử dụng cây để hái, vì thân cây mắc khén có nhiều gai nhọn nên không trèo lên được.
Mắc khén có vị thơm ngon nhất khi quả còn tươi, nhưng do không bảo quản được lâu, nên họ thường phơi khô hoặc treo trên gác bếp để sử dụng cho cả năm.
Hiện nay ở dưới miền xuôi, mắc khén được ưa chuộng sử dụng nhiều, vì đây là một loại gia vị rất thơm ngon, đặc biệt.
2. Hương vị của quả mắc khén
Khi ngửi thoáng qua mắc khén có mùi thơm giống như vỏ cam, nhưng có mùi của nọ dịu nhẹ hơn nhiều, tạo cho người ngửi có cảm giác thơm ngon dễ chịu.
Khi ăn mắc khén sẽ có cảm giác rất lạ, lúc đầu ăn thì không có cảm giác gì thế nhưng chỉ một lúc sau cảm giác tê tê rần rần ở nơi đầu lưỡi. Cảm giác này nó giống như bạn vừa món nếm thử tinh dầu của vỏ bưởi vậy.
Quả mắc khén người ta hay nghĩ đó là hạt tiêu rừng. Nhưng không phải là vậy, hương vị hay hình dáng của 2 loại quả này hoàn toàn không giống nhau.
3. Cách chế biến – bảo quản mắc khén
Cách chế biến
Mỗi lần dùng mắc khén thì người ta phải rang và giã nhỏ hoặc xay ra. Chỉ sử dụng một lượng vừa đủ để nấu ăn trong buổi, dùng hết lại rang tiếp.
Khi rang chỉ được để ngọn lửa nhỏ và đảo thật đều tay không nó sẽ bị cháy. Sau khi rang sau phải để cho nó nguội tự nhiên trong khoảng 40 – 50 phút rồi mới đi giã.
Không nên giã mắc khén khi còn nóng, bởi trong quả mắc khén có nhiều tinh dầu giã ngay nó sẽ bị dính và không được mịn. Bạn có thể sử dụng cối chày hay máy xay để tán nhỏ hạt mắc khén.
Các bảo quản
Để bảo quản mắc khén được lâu, thì ta cần cho mắc khén vào lọ thủy tinh, hay chai lọ có nắp đậy kín. Thông thường để tiện cho việc sử dụng và bảo quản được tốt thì người ta hay cho mắc khén vào chai cocacola hay pepsi.
Lưu ý: không nên để mắc khén trong tủ lạnh để bảo quản, như vậy sẽ rất nhanh bị hỏng, chỉ cần bảo quản mắc khén ở nơi râm mát là được.
Sử dụng mắc khén
Mắc khén được sử dụng như một loại gia vị để làm tăng thêm độ ngon và hấp dẫn cho món ăn.
Thông thường người dân tộc Thái dùng mắc khén để tẩm ướp thịt, cá để nướng hoặc rán, hay dùng mắc khén để pha nước chấm, làm chẳm chéo.
Để món ăn được ngon hơn thì chỉ cần cho một lượng mắc khén vừa đủ là được, chứ không nên cho nhiều mắc khén quá, món ăn sẽ trở nên đắng và khó ăn.
Cây mắc khén là một loại cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu và hương thơm nên nó đã trở thành một loại gia vị đậm đà mà không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người dân tộc Thái được.
Truy cập ngày tananfood.com để mua được hạt mắc khén chất lượng nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc và chia sẻ bài viết.
>> Xem thêm: