Bí quyết lót bạt đáy ao tôm hiệu quả nhất

5 years ago administrator 0

Lót bạt đáy ao tôm đúng kỹ thuật đang được nhiều người nuôi tôm săn đón nhằm kiểm soát tốt hơn chất lượng nước, đồng thời ngăn ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả. Nắm được những lưu ý trong kỹ thuật lót bạt đáy ao nuôi tôm sẽ giúp bà con đạt năng suất cao trong vụ nuôi.

Chuẩn bị ao nuôi tôm 

Để áp dụng cách lót bạt đáy ao tôm thành công thì đòi hỏi trong quá trình xử lý ao cần đàm nén kỹ bờ, làm phẳng đáy ao và tạo kiểu cho ao nghiêng về hướng cống thoát nước. Chúng ta nên lựa chọn những tấm bạt HDPE để phủ đều cả đáy ao và bờ ao nuôi. 

Cần lựa chọn đơn vị cấp bạt HDPE uy tín, chất lượng và bạt HDPE đó phải được sản xuất từ nhựa nguyên sinh và tuyệt đối không sử dụng bạt hdpe sản xuất từ nhựa tái chế điều này giúp đảm bảo chất lượng bạt lót ao tôm tốt nhất và tránh bạt hdpe nhựa tái chế đó ảnh hưởng đến nguồn nước cũng như sự phát triền của tôm.

Giải pháp lót bạt đáy ao tôm
Giải pháp lót bạt đáy ao tôm

Chú ý: Trong quá trình trải bạt cần đảm bảo bạt nằm sát nền đáy, tốt nhất phải lắp thêm từ 3 – 4 ống thoát khí lên bờ ao, điều này sẽ giúp ích cho việc khi đưa nước vào ao sẽ không có hiện tượng bị phồng từ dưới lên. Trong trường hợp sử dụng lại bạt của vụ nuôi trước thì sau khi kết thúc vụ nuôi cần phải bơm cao áp xịt rửa toàn bộ bê mặt rồi dùng Chlorine 5% để vệ sinh mặt và phơi bạt từ 7-10 ngày.

Cấp nước, thả giống cho ao nuôi sử dụng cách lót bạt đáy ao

a, Cấp nước cho ao nuôi

Bà con không nên cấp nước trực tiếp cho ao nuôi mà cần phải thông qua ao lắng, ao lắng cần có diện tích bằng 30% ao nuôi chính. Nước sau khi bơm vào qua lưới lọc cần được xử lý bằng chlorine theo liều lượng quy định.

Tránh cấp nước vào ao lắng khi:

– Có dịch bệnh thải nước ra vùng nuôi

– Nước thủy chiều có hiện tượng phát sáng vào ban đêm

– Nước xuất hiện nhiều váng bọt, nhiều huyền phù lơ lửng

– Kiểm tra độ mặn nước trước khi lấy.

b, Thả tôm giống

Trong cách lót bạt ao nuôi tôm thì việc chọn và thả tôm giống bà con cũng cần phải lưu ý: 

– Lựa chọn tôm giống bởi đơn vị uy tín

– Khi tôm chuyển về phải được kiểm dịch, độ pH và nhiệt độ giữ túi, tránh trường hợp tôm bị sốc nhiệt.

– Mật độ nuôi phù hợp từ 120 – 150 con/ mét vuông

Ưu điểm của ao lót bạt

Ao lót bạt giúp người nuôi có thể tái sử dụng các ao, hồ nuôi tôm đã nhiễm phèn hoặc nhiễm bẩn, tiết kiệm chi phí và thời gian. Với các ưu điểm cụ thể như sau:

– Dễ gom chất thải: Ở ao lót bạt các chất thải được gom vào giữa ao nên dễ lấy ra ngoài, dễ kiểm soát đáy ap, giảm thiểu khí độc trong ao nuôi.

– Đảm bảo chất lượng nước: Với ao đất thì chất lượng nước rất khó kiểm soát do bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như nhiễm độc chất trong đất, nước nhiễm phèn từ nền và bờ ao.

– Kiểm soát được các yếu tố môi trường: khả năng giữ nước của ao bạt là rất tốt, giúp người nuôi giảm chi phí trong khâu cung cấp nước cho ao tôm từ đó quản lý được nguồn nước. Đồng thời giúp kiểm soát được các chỉ tiêu trong ao nuôi như độ pH, độ kiềm, oxy, độ mặn để có biện pháp khắc phục kịp thời. 

Lưu ý khi nuôi tôm ao lót bạt

Nuôi tôm trên ao lót bạt cần phải lưu ý cải tạp ao nuôi, gây màu nước chuẩn nhất. Mặt khác, chọn giống tôm sạch bệnh bởi các cơ sở uy tín trên thị trường. Người nuôi cần phải đảm bảo quy trình an toàn, sạch sẽ, bên cạnh đó cần chú ý ao đầm phải kiểm soát thức ăn đúng quy trình, chăm lo nguồn nước định kỳ khoảng 5 – 7 ngày diệt khuẩn trực tiếp trong ao nuôi tôm một lần.

Hy vọng với bí quyết lót bạt đáy ao nuôi tôm trên đây sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức, vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả. Mọi thông tin vui lòng liên hệ đến vaidiakythuatvietnam.com.vn để được hỗ trợ trực tiếp.

Xem thêm: 

>> Bí quyết mua bạt lót ao tôm giá rẻ chất lượng

>> Bí quyết nuôi tôm đạt năng suất cao